Câu cầu khiến là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ

Tiếng Anh là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng về mọi mặt, từ ngữ nghĩa đến cấu trúc ngữ pháp và cả cách phát âm. Giống như các loại ngôn ngữ khác, tiếng Anh cũng sử dụng nhiều loại câu khác nhau như câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn,… tiêu biểu là sự sử dụng các câu cầu khiến. Vậy câu cầu khiến là gì? Đặc điểm và chức năng của loại câu này như thế nào? Bạn hãy cùng Modern English tìm hiểu kỹ hơn qua các ví dụ đơn giản trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm về câu cầu khiến

Trước tiên ta nên hiểu cầu khiến là gì. Khái niệm “cầu khiến” bao gồm hành động yêu cầu một điều gì đó hoặc xin phép một điều gì đó. Nó có thể là sự thể hiện chính thức hoặc không chính thức về mong muốn, nhu cầu hoặc yêu cầu. Cầu khiến có thể có nhiều hình thức khác nhau như yêu cầu bằng văn bản, đơn xin hoặc chỉ đơn giản như yêu cầu bằng lời nói.

Cầu khiến là một khía cạnh cơ bản của giao tiếp giữa các cá nhân

Về mặt ngôn ngữ học, “cầu khiến” dùng để chỉ hành động lời nói trong đó một người yêu cầu người khác làm điều gì đó. Đó là một hình thức hành động giao tiếp được sử dụng để tìm kiếm sự giúp đỡ, đưa ra yêu cầu lịch sự hoặc yêu cầu thông tin hoặc sự trợ giúp.

Vậy câu cầu khiến là gì trong tiếng Anh? 

Câu cầu khiến, hay còn được gọi là câu mệnh lệnh, trong tiếng Anh gọi là Imperative Sentence. Đây là loại câu dùng để đưa ra mệnh lệnh trực tiếp, yêu cầu, lời khuyên hoặc chỉ dẫn. Nó thường được sử dụng để thể hiện mệnh lệnh, sự hướng dẫn, đưa ra yêu cầu hoặc gợi ý. 

Các dạng câu mệnh lệnh thường gặp trong tiếng Anh

Các câu mệnh lệnh thường kết thúc bằng dấu chấm (.) hoặc dấu chấm than (!) tùy theo ngữ điệu của câu mệnh lệnh hoặc yêu cầu. Ví dụ về câu mệnh lệnh như:

  • Please close the door.Hãy đóng cửa lại.
  • Stand up straight! – Đứng thẳng lên!

Các dạng câu cầu khiến thông dụng

Dạng câu truyền khiến khẳng định (Affirmative Imperative Sentence)

Câu truyền khiến khẳng định là một loại câu đưa ra mệnh lệnh trực tiếp hoặc yêu cầu làm điều gì đó. Nó được sử dụng để thể hiện sự hướng dẫn hoặc khuyến khích một cách tích cực. 

Cấu trúc câu: V (nguyên mẫu) + (O)

Dạng câu này được xây dựng mà không có bất kỳ sự phủ định hay cấm đoán nào, và chúng nhằm mục đích thúc đẩy những hành vi tích cực hoặc tuân thủ những chỉ thị nhất định. 

Ví dụ: 

  • Give me that book. – Đưa cho tôi cuốn sách đó. 

Open the window. – Mở cửa sổ ra.

Câu truyền khiến dạng khẳng định thường được sử dụng để yêu cầu ai đó thực hiện một hành động cụ thể

Dạng câu truyền khiến phủ định (Negative Imperative Sentence)

Câu cầu khiến phủ định là một loại câu đưa ra mệnh lệnh hoặc yêu cầu không được làm điều gì đó. Nó được sử dụng để thể hiện sự cấm đoán hoặc ngăn cản một hành động cụ thể.

Cấu trúc câu: Do not/Don’t + V (nguyên mẫu) + (O)

Ví dụ:

  • Don’t touch it!Đừng chạm vào cái đó!
  • Do not disturb.Không được làm phiền.
Câu cầu khiến dạng phủ định được dùng để truyền đạt những hướng dẫn liên quan đến việc kiềm chế thực hiện một hành động cụ thể

Dạng câu truyền khiến chủ động (Active Imperative Sentence)

Câu cầu khiến dạng chủ động buộc người nghe phải thực hiện một hành động cụ thể

Câu mệnh lệnh chủ động là loại câu đưa ra một mệnh lệnh, yêu cầu hoặc hướng dẫn trực tiếp, đôi khi còn được xác định bằng một chủ ngữ (chẳng hạn như ITôi, HeAnh ấy hay SheCô ấy,…). 

Có 4 kiểu cấu trúc câu cầu khiến chủ động, gồm:

  • Have & Get – Sai khiến hoặc bảo ai làm gì 
    • HAVE someone DO something
    • GET someone TO DO something

Ví dụ:

  • I’ll HAVE Tim BUY us some food.Tôi sẽ nhờ Tim mua một ít đồ ăn cho chúng ta.
  • I’ll GET Tim TO BUY us some food.Tôi sẽ bảo Tim mua một ít đồ ăn cho chúng. ta.
  • Make & Force – Bắt buộc ai phải làm gì
    • MAKE someone DO something
    • FORCE someone TO DO something

Ví dụ:

  • MAKE Lily DO her homework.Bắt Lily làm bài tập về nhà
  • She FORCE me TO DO it!Cô ấy ép tôi làm điều đó!
  • Let và Permit/Allow – Để cho hoặc cho phép ai làm gì
    • LET someone DO something
    • ALLOW/PERMIT someone TO DO something

Ví dụ:

  • They LET us GO first.Họ cho chúng tôi đi trước.
  • The doctor ALLOW him TO DISCHARGE from hospital.Bác sĩ cho phép anh ấy xuất viện.
  • Help – Giúp ai đó làm gì
    • HELP someone DO/TO DO something

*Lưu ý: 

  • Nếu có Object (tân ngữ) là đại từ chung (chẳng hạn như people), có thể lược bỏ tân ngữ và giới từ TO.
  • Khi tân ngữ của HELP và hành động DO, có thể lược bỏ tân ngữ và giới từ TO.

Ví dụ:

  • She HELPS us COOK dinner.Cô ấy giúp chúng tôi nấu bữa tối.
  • Please HELP me TO CARRY this bag.Làm ơn xách dùm tôi cái túi này.
  • This building WILL HELP (people TO) STAY warm.Tòa nhà này sẽ giúp mọi người giữ ấm.
  • Cars WILL HELP (us TO) GO much faster.Xe hơi sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn.

Dạng câu truyền khiến bị động (Passive Imperative Sentence)

 Có 3 dạng câu cầu khiến bị động, cụ thể là:

  • HAVE/GET something DONE – Nhờ ai đó làm gì
    • HAVE something + Past Participle (V3)/V-ED
    • GET something + Past Participle (V3)/V-ED

Ví dụ:

  • I HAVE my car FIXED.Xe tôi đã được sửa. (bởi ai khác sửa xe cho tôi)
  • She GET her house CLEANED.Nhà của cô ấy đã được dọn dẹp. (bởi ai khác không phải cô ấy)
  • MAKE somebody DONE – Làm cho ai bị gì
    • MAKE something + Past Participle (V3)/V-ED

Ví dụ: Working all day MAKE me TIRED at night.Làm việc cả ngày khiến tôi kiệt sức vào buổi tối.

  • CAUSE something DONE – Làm cho cái gì bị làm sao
    • CAUSE something + Past Participle (V3)/V-ED

Ví dụ: The big storm CAUSED my house DAMAGED.Cơn bão lớn khiến nhà của tôi bị thiệt hại.

Câu cầu khiến bị động dùng khi không muốn hoặc không cần đề cập tới người thực hiện hành động

Các cách sử dụng câu cầu khiến phổ biến

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng câu cầu khiến tùy thuộc vào những ý định, mệnh lệnh hoặc yêu cầu của bạn. Một số cách dùng câu truyền khiến phổ biến như:

Câu cầu khiến trực tiếp (Direct Imperative Sentences)

Đây là thể truyền khiến dưới dạng những mệnh lệnh hoặc yêu cầu đơn giản. Dạng câu này thường được dùng như một hình thức giao tiếp nhằm trực tiếp yêu cầu ai đó làm điều gì đó.

Ví dụ: 

  • Close the window now!Đóng cửa sổ lại ngay!
  • Be quiet and xin down.Im lặng và ngồi xuống.
Những câu truyền khiến trực tiếp chỉ truyền đạt mệnh lệnh trực tiếp

>>>Xem thêm: Cách sắp xếp trật tự từ trong câu tiếng Anh cơ bản và chi tiết nhất

Câu cầu khiến lịch sự (Polite Imperatives Sentences)

Mệnh lệnh lịch sự là một loại câu mệnh lệnh truyền đạt mệnh lệnh hoặc yêu cầu đối phương với thái độ lịch sự và tôn trọng. Loại câu này được sử dụng để yêu cầu ai đó làm điều gì đó một cách lịch sự và ân cần hơn, thường thông qua việc sử dụng các động từ như couldcó thể, wouldsẽ hoặc please – làm ơn. 

Ví dụ: 

  • Could you please sign here?Bạn có thể vui lòng ký ở đây được không? 
  • Would you mind shutting the door?Phiền bạn đóng cửa lại được không?
Những câu cầu khiến lịch sự nhằm thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với người nhận mệnh lệnh hoặc yêu cầu

Câu cầu khiến khuyên bảo (Advising Imperative Sentences)

Những câu mệnh lệnh này đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn hoặc gợi ý hay đề xuất cho ai đó. Những câu này thường khuyến khích những hành động hoặc hành vi nhất định mà không trực tiếp ra bất kỳ câu lệnh hoặc yêu cầu. Chúng không phải là những mệnh lệnh ép buộc mà là những gợi ý hoặc lời khuyên nhẹ nhàng nhằm hướng dẫn hành động hoặc quyết định của người nghe.

Ví dụ:

  • Try to do better next time.Cố gắng làm tốt hơn vào lần sau.
  • You could do it like this.Bạn có thể làm như thế này.
Những cầu khiến khuyên bảo thường truyền đạt những chỉ dẫn hữu ích hoặc những lời thuyết phục nhẹ nhàng

Câu cầu khiến cảnh báo (Prohibitive Imperatives Sentences) 

Những câu mệnh lệnh này thể hiện sự cấm đoán hoặc cảnh báo. Loại câu này được sử dụng để hướng dẫn ai đó không thực hiện một hành động cụ thể hoặc cảnh báo đối phương về những nguy hiểm tiềm ẩn. Mệnh lệnh mang tính chất cấm thường bao gồm những từ như Do not/Don’tKhông được và được sử dụng để cấm một số hành động nhất định.

Ví dụ:

  • Don’t touch the hot stove.Không được chạm vào bếp đang nóng.
  • Do not enter. – Không được vào.
Những câu cầu khiến cảnh báo dùng để truyền đạt một cách rõ ràng và dứt khoát

Mỗi loại câu mệnh lệnh phục vụ một mục đích giao tiếp cụ thể và có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau để truyền đạt mệnh lệnh, yêu cầu, gợi ý, lời khuyên hoặc cảnh báo.

Trên đây là bài viết chia sẻ về phân tích khái niệm câu cầu khiến theo một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Hy vọng bài viết này giới thiệu các dạng câu cầu khiến thông dụng, cũng như hướng dẫn một số cách sử dụng câu cầu khiến trong văn viết và cả trong giao tiếp. Hãy theo dõi Modern English ngay để tham khảo thêm được nhiều khóa học đa dạng và các tài liệu dạy học tiếng Anh tốt nhất nhé! Chúc các bạn học tốt!

Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0977822701 – 0932196302 để nhận được tư vấn chi tiết các khóa học và đăng ký học ngay tiếng anh cho người đi làm!

>>>Các bài viết liên quan:

0977.822.701