Nan giải về học tiếng Anh tại Việt Nam

Tiếng Anh (English) là “International language” (ngôn ngữ quốc tế). Thế nhưng, nó vẫn chưa thể là ngôn ngữ “quốc tế” ở Việt Nam. Học tiếng Anh hiện vẫn đang là một vấn đề nan giải trong xã hội nói chung và trong cộng đồng học sinh sinh viên Việt Nam nói riêng.

hoc-tieng-anh

Điểm tên những vấn để nan giải khi bắt đầu học tiếng Anh 

Hầu hết các học sinh sinh viên đều được học tiếng Anh ít nhất từ cấp 2, lên cấp 3 và tới các bậc giáo dục chuyên nghiệp. Tính ra thời gian học cũng phải từ 7 năm trở lên.

Vậy kết quả chẳng phải không cân xứng với thời gian bỏ ra ngần ấy năm học tiếng Anh? Đâu là nguyên nhân? Cũng rất khó nói. 

Chúng ta thử nhìn nhận dưới góc độ của “quy trình học ngôn ngữ theo tự nhiên”.

Ngược dòng thời gian về thời thơ ấu, khi bạn là một đứa trẻ mới chào đời, bạn đến với ngôn ngữ mẹ đẻ – tiếng Việt như thế nào? Có phải là bạn nói luôn được không? Câu trả lời hiển nhiên là “Không”.

Đầu tiên, bạn chỉ “nghe và cười”. Sau đó, đến nghe hiểu. Khi bố mẹ hay người khác nói chuyện với bạn, cái miệng bạn bắt đầu chuyển động, khuôn mặt có vẻ hiểu hiểu, cũng “biết chuyện” rồi đấy. 

Tiếp theo, bạn sẽ tập phát âm, ví như nói “a”, hay ba..ba… Mất một thời gian để phát âm được từ “bà”. Rồi bạn tập nói,..nói một từ, hai từ, cụm từ, một câu, hai câu,… Là bố mẹ, ông bà dạy nói, thì nói theo. 

Sau đó, nghe hỏi và đáp lại, thì chính là lúc phản xạ, giao tiếp. Nhìn chung, chỉ đến tầm 2-3 tuổi là bạn đã trở thành “cao thủ tiếng Việt”.

hoc-tieng-anh

Tiếng Anh và tiếng Việt đều là ngôn ngữ. Vậy nên, học tiếng Anh cũng vậy. 

Xuất phát từ nghe thụ động, nghe trực tiếp, sau đó học nói và giao tiếp. Tuy nhiên, ở trường, kĩ năng nghe có được chú trọng nhiều không? Nếu không được chú trọng, làm sao hình thành được vùng ngôn ngữ trong vỏ não? Không có nền tảng đó thì học tiếng Anh có nhanh và tốt được không? Học Tiếng Anh ở trường với những cấu trúc rập khuôn, kiểu như:

“Hello. How are you?

I am fine, thank you. And you?”

(Xin chào. Bạn có khỏe không?

Mình khỏe, cảm ơn. Còn bạn?)

Ngoài ra, còn gì nữa? Là ngữ pháp và các bài tập. Có một tư tưởng rằng phải học ngữ pháp thì mới giỏi tiếng Anh. 

Ngược lại, chúng ta có thể thấy trẻ em có cần phải học ngữ pháp rồi mới giỏi tiếng Việt? Trẻ em khi đi nhà trẻ thì đã có thể nghe-nói tiếng Việt “thạo” rồi. Khi đến trường mầm non mới bắt đầu nhận diện mặt chữ, rồi ngữ pháp tiếng Việt thì dành cho cấp tiểu học, trung học.

Quy trình học ngôn ngữ – tiếng Anh theo tự nhiên là Nghe-Nói-Đọc-Viết. 

Ở trường thường có xu hướng đi ngược lại với Viết-Đọc-Nghe-Nói. Nếu không có khả năng giao tiếp tiếng Anh, trách nhiệm có thể thuộc về ai? Điều đó xem ra không quan trọng cho lắm. Không lẽ đổ thừa cho giáo viên? Không lẽ đổ thừa cho sách giáo khoa? Hay bởi không được học qua trường lớp? 

Khi giao tiếp thực tế, khi đi làm, người ta đâu có biết tại sao bạn không giỏi học tiếng Anh. Đối diện với họ chỉ là một người không biết nói, đến lúc đó bạn mới cảm thấy “thiệt thòi” và nếu có tự trách bản thân mình thì đã muộn rồi…

hoc-tieng-anh

Điều quan trọng, đó chính là tự đứng trên đôi chân của bản thân và đi con đường của chính mình. Với những ai bắt đầu học tiếng Anh, vứt bỏ hết những kinh nghiệm không tốt về điểm kém, hay bối rối khi không nói được gì…Hãy coi tiếng Anh như tuổi thơ thứ hai của mình!

Các bạn có thể đang nhìn thấy những người nói tiếng Anh giỏi. Tuy nhiên đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Phần mọi người không nhìn thấy là quá trình học kia của họ. Qua nỗ lực của bản thân, họ cuối cùng đã gặt hái được thành quả. Họ càng nỗ lực thực hành bao nhiêu thì sẽ nhận lại được bấy nhiêu!

Chúng ta nếu muốn giải quyết vấn đề nan giải này, thiết nghĩ rằng cần phải có những người đam mê học tiếng Anh thực sự hoặc tìm được những người thầy truyền đam mê.

Tham khảo giáo viên của Modern English tại đây nhé https://modernenglish.vn